Trong 7 Best Gree Fan 2023, đằng sau sự năng nổ & cống hiến hết mình của phái mạnh, thành công sẽ khó có thể gọi tên nếu không có những người phụ nữ – người vợ & người mẹ âm thầm đứng sau hỗ trợ.
Gree mời ACE cùng lắng nghe chia sẻ của Chị Đặng Thị Cúc – Chủ Cửa Hàng Sơn Cúc tỉnh Hải Dương qua bài viết bên dưới để hiểu hơn về hành trình làm nghề của chị – một bông hoa hồng trong nghề điện lạnh.
Phỏng vấn viên (PVV): Chào chị, Gree rất vui vì có cơ hội được trò chuyện cùng Chị để có thêm những góc nhìn mới về ngành kỹ thuật.
PVV: Vì sao chị lại lựa chọn đồng hành cùng nghề điện lạnh ạ?
Cái duyên thôi em ạ! Trước chị làm thợ may, nhưng lại lấy chồng làm nghề điện lạnh. Vì tính chất công việc nên phải có một người lo việc ở nhà, người còn lại lo việc ở ngoài. Thế là chị bắt đầu bước chân vào ngành này từ năm 2010 đến nay.
Chị phải ở nhà là vì cửa hàng vợ chồng chị chủ yếu là bán cho kênh thợ, nên khi Anh Em Thợ đến thì phải có người ở nhà để tư vấn, báo giá, bán hàng.
PVV: Vâng, vừa là phái đẹp lại chưa từng va chạm với nghề này, chị có phải học thêm gì trước khi bắt đầu không?
Chị nghĩ ngành nào cũng vậy, nghề dạy nghề, mình làm nhiều sẽ quen tay thôi. Trong 1-2 năm đầu sẽ có những khó khăn nhất định nhưng cứ cố gắng rồi cũng làm được.
Chị bắt đầu làm quen với các dòng máy, rồi đến thông số, cuối cùng là những chính sách bán hàng của các hãng,… Ngành này đặc thù là khách hàng gọi là phải đến ngay, không thì họ sẽ chọn đơn vị khác nên vấn đề chăm sóc khách hàng là cái mình cũng phải lưu tâm đấy em!
PVV: Dạ vâng, Anh Sơn là thợ kỹ thuật chính gốc, vậy Anh Chị đã cùng nhau xây dựng cửa hàng Sơn Cúc như thế nào?
Đúng em, Anh Sơn, chồng chị là thợ. Vì vậy Vợ Chồng chị bắt đầu từ chuyên lắp đặt, sửa chữa nhỏ thôi. Được một thời gian tích lũy kinh nghiệm và đủ vốn liếng thì mở rộng sang bán hàng.
Thời gian đầu chỉ lấy ít ít 1-2 bộ về bán, từ từ xây dựng uy tín của mình thì mạnh dạn nhập thêm nhiều hàng về bán.
Vì Anh Sơn là thợ nên cũng được Anh Em Thợ ủng hộ nhiều. May mắn cứ cuối vụ Chị tổng kết lại thì số lượng tồn kho thường còn ít. Tuy khởi đầu cũng vất vả trăm bề nhưng đến hiện tại chị thấy mọi thứ đã ổn định, hài lòng với thu nhập của gia đình chị.
PVV: Chị có thể chia sẻ thêm về cách chị tư vấn sản phẩm cho khách không ạ?
Chị luôn ưu tiên tư vấn cho khách hàng sản phẩm tốt! Ở cửa hàng chị, dòng sản phẩm chị tư vấn thì khả năng thành công đến 60%, trừ những khách quá khó, họ đã lựa chọn sẵn thương hiệu yêu thích rồi thì mình mới không tư vấn thêm được, vì họ yêu cầu phải đúng loại đó.
Theo kinh nghiệm của chị, khách hàng thường sẽ quan tâm đến những điểm sau: chất lượng sản phẩm, giá cả và chế độ bảo hành.
Chất lượng sản phẩm đương nhiên phải đảm bảo rồi nhưng chế độ bảo hành bây giờ khách họ cũng rất để ý, hỏi kỹ: Sản phẩm này được bảo hành bao lâu? Gồm những bộ phận gì?
Vì vậy chị cần nắm kỹ tất tần tật về các sản phẩm mình đang kinh doanh để có thể tư vấn cho khách nhanh chóng. Họ hỏi đến đâu mình phải tư vấn rõ ràng, chi tiết đến đấy.
PVV: Nhà mình hiện tại chỉ bán điều hòa thôi hay có “kiêm” thêm mảng nào khác không?
Nhà chị kiêm đủ hết, bán máy mới, lắp đặt, sửa chữa, bảo hành,… Như vậy thì thợ mình mới có đủ việc để làm quanh năm mà cửa hàng chị cũng đảm bảo thu nhập để trả lương cho các anh em thợ.
Mùa cao điểm vừa rồi, các thợ thuyền làm việc từ 6h sáng đến 8-9h tối, khách hàng có nhu cầu sửa chữa, bảo hành và lắp đặt tăng mạnh, nên thợ bận tối mặt em à! Toàn khách quen gọi chị nên mình phải phục vụ tận tình để giữ chân khách.
PVV: Cảm ơn Chị Cúc đã chia sẻ chân thật về câu chuyện của Chị cũng như cửa hàng Sơn Cúc. Đại diện Gree, em chúc gia đình Anh Chị kinh doanh thật thành công và Cửa Hàng Sơn Cúc ngày càng phát triển. Mong Anh Chị sẽ gắn bó lâu dài cùng Gree, cùng Cộng đồng của chúng ta để tiếp tục mang đến cho Anh Em làm nghề nhiều kiến thức bổ ích.
Ban Truyền Thông Gree Việt Nam.
© Copyright 2024 GREE. All Rights Reserved
Sau khoảng thời gian dài ấp ủ, tháng 3/2023, Công ty Điều Hòa Gree Việt Nam đã chính thức khởi động chuỗi workshop đặc biệt dành cho khách hàng của Gree, là các công ty cơ điện, chủ đầu tư và nhà thầu tại khu vực Hồ Chí Minh.
Buổi workshop định kỳ được tổ chức vào thứ 4 của tuần thứ 2 hằng tháng, liên tục thay đổi và cập nhật nội dung. Mở đầu trong chuỗi này là workshop “Ứng dụng phần mềm GREE VRF Selector trong thiết kế hệ thống điều hòa thương mại”, diễn ra tại trung tâm đào tạo Gree Tân Phú.
Tại đây, khách hàng có thể tham quan trực tiếp các sản phẩm/ thiết bị điều hòa thương mại từ các dòng điều hòa kho đông/ kho lạnh, điều hòa tủ đứng, điều hòa tủ đứng 10HP, ống gió lớn, GMV…
Cũng tại buổi workshop, khách hàng có thể tham dự training làm quen và thực hành phần mềm GREE VRF Selector nhằm hiểu hơn và nắm vững các bước cơ bản trong hoàn thành một quy trình lựa chọn sản phẩm phù hợp với bản vẽ và các yêu cầu kỹ thuật khác.
Công ty Điều Hòa Gree Việt Nam hy vọng trong tương lai, có thể mang đến nhiều hơn nữa các sự kiện workshop để cùng có cơ hội được trao đổi trực tiếp với khách hàng, giải đáp những thắc mắc, vấn đề quan tâm về sản phẩm, và cùng nhau trao đổi kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh vực điều hòa từ thương hiệu hàng đầu thế giới.
© Copyright 2024 GREE. All Rights Reserved
Trong tập này, Gree sẽ tiếp tục mang đến cho ACE cộng đồng mình câu chuyện của một nhân vật mới.
Chính là Anh Hoàng Văn Đức – Chủ Điện máy Đức Trang ở tỉnh Bắc Giang
Với xuất phát điểm không phải là thợ kỹ thuật thì anh Đức sẽ gặp những khó khăn gì? Vì sao anh có thể tự tin tư vấn bán hàng cho khách trong những ngày đầu ra kinh doanh? Mời ACE cộng đồng mình cùng xem qua bài viết bên dưới nhé!
Phỏng vấn viên (PVV): Chào anh, Gree rất vui vì có cơ hội được trò chuyện cùng anh
Theo anh, để khởi nghiệp với ngành điện lạnh thì có nhất thiết phải học nghề này không?
Anh chia sẻ thật với em, nền tảng của anh là làm Kế toán cho một Nhà phân phối, bán lẻ lớn nhất Bắc Giang thời điểm đó.
Trong mười mấy năm làm ở vị trí đấy, anh chịu trách nhiệm tính toán để làm giá nên nắm rõ sản phẩm. Bọn anh bán buôn mà! Tuy nhiên, sau này có sự cạnh tranh nên doanh nghiệp ấy chuyển sang mảng bất động sản và anh thôi việc.
Sau khi nghỉ đơn vị đấy thì anh về mở cửa hàng kinh doanh mảng lạnh vào năm 2015. Tuy anh không phải trực tiếp lắp đặt nhưng tính ra đã có thâm niên mười mấy trong lĩnh vực buôn bán ấy.
PVV: Theo anh chia sẻ, mình vốn dĩ là người “ngoại đạo”, vậy những ngày đầu bước ra kinh doanh anh có gặp khó khăn khi khách hàng hỏi sâu về thông tin máy không?
Khi ra kinh doanh khó khăn cũng có, nhưng thực sự anh đã tham gia một đơn vị bán buôn bán lẻ to trước đó rồi. Trong mười mấy năm đó, anh có tham gia cả những chương trình hội chợ, nên đã trải nghiệm việc bán hàng rất nhiều. Anh phải hiểu kỹ các thông số máy để có thể tư vấn cho khách. Vì vậy anh cũng ít gặp khó khăn về vấn đề này.
Với lại, anh đã có tư tưởng thuê anh em thợ cứng tay với tay nghề khoảng 15 – 20 năm trở lên, nên ít khi gặp phải sự cố.
PVV: Những năm anh khởi nghiệp nghề điện lạnh được xem là nghề hái ra tiền phải không?
Đúng là như thế! Những năm đó, vào mùa nắng nóng, nghề điện lạnh tháng kiếm trăm củ là thật.
Nhưng không dễ ăn như người ngoài nghĩ, nhu cầu nhiều mà cạnh tranh cao nên phải vất vả ngược xuôi lắm.
PVV: Trong suốt 20 năm theo đuổi nghề, những lúc khó khăn liên tục ập đến, có khi nào khiến anh muốn bỏ nghề không?
Thật với em, nếu bỏ nghề này thì anh không biết làm gì cả! Vì đã ăn sâu vào tiềm thức của anh.
Mặt hàng điện tử điện lạnh đã rất phổ biến, nhu cầu thay mới hàng năm đều có nên tính cạnh tranh cao. Dù vậy thì anh vẫn không bỏ nghề, anh đã buôn lâu rồi! Rất yêu nghề, yêu kiểu như “nghiện” ấy không bỏ được.
PVV: Anh lựa chọn sản phẩm kinh doanh như thế nào? Anh nghĩ sao về các sản phẩm “ON – OFF” trên thị trường?
Làm ngành này bao năm nên hàng loại nào anh cũng đã thấy qua. Anh sợ nhất mấy bên ON – OFF, ra hôm nay nhưng thời gian ngắn sau họ tắt (PVV: không kinh doanh tiếp). Nên đối với anh, chỉ lựa chọn và duy trì những hãng uy tín có nhà máy, tự sản xuất để đảm bảo chuyện bảo hành, chứ nhỡ có chuyện gì không biết tìm đến ai. Bọn anh rất sợ!
PVV: Anh nghĩ như thế nào về quan điểm: “Thợ mà kiêm bán hàng sẽ dễ mất uy tín của dân kỹ thuật”?
Theo anh chưa đúng, thợ bán hàng thì sẽ càng phải thật thà, uy tín hơn chứ (cười). Như ở cửa hàng của anh, mỗi anh thợ đều được anh đào tạo kỹ về thông số kỹ thuật sản phẩm của hãng, vì chính các anh em là người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và thay anh truyền đạt thông tin. Thợ nào chịu học hỏi sẽ có thêm cơ hội gia tăng thu nhập.
PVV: Đại diện Gree, em cảm ơn Anh Đức đã chia sẻ rất nhiệt tình về quan điểm của mình. Chúc anh kinh doanh thật thành công và Điện máy Đức Trang ngày càng phát triển. Mong anh sẽ gắn bó lâu dài cùng Gree, cùng Cộng đồng của chúng ta để tiếp tục truyền lửa cho Anh Em làm nghề.
Ban Truyền Thông Gree Việt Nam.
© Copyright 2024 GREE. All Rights Reserved
Nhân vật trong tập đầu tiên của chúng ta là Anh Hoàng Công Nam, hiện sinh sống và làm việc tại tỉnh Bắc Ninh
Trong 15 năm làm nghề, Anh đã trải qua những cột mốc đáng nhớ nào ? Làm thế nào để bán được hàng trăm điều hòa mỗi tháng ? Mời Quý khán giả cùng theo dõi những chia sẻ từ Anh Nam qua bài viết bên dưới nhé!
Phỏng vấn viên (PVV): Chào anh, cảm ơn anh đã dành thời gian trò chuyện cùng Gree
Đầu tiên anh có thể chia sẻ vì sao anh lại chọn học Nghề Điện Lạnh không?
Vào thời điểm 2006, anh cũng chạy theo xu hướng số đông chọn học nghề Điện công nghiệp tại Trường Cao Đẳng Nghề Việt Xô, tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, vì quân số theo học ngành này vượt chỉ tiêu, trường đề nghị chuyển anh sang lớp học Nghề Điện Lạnh và anh đã đồng ý. Vì vậy, anh chọn nghề điện lạnh là do cái duyên.
PVV: Ý tưởng khởi nghiệp với cửa hàng điện máy đã hình thành trong anh như thế nào?
Ngay từ sớm anh đã xác định tư tưởng: “Mình sẽ không đi làm thuê”. Vì vậy sau khi tốt nghiệp và thêm 2 năm làm việc ở Hà Nội, anh về lại Bắc Ninh và bắt đầu khởi nghiệp với cửa hàng Điện máy Nam Hòe, kinh doanh tủ tuyết, gia dụng và điều hòa (chỉ chiếm số ít). Đến năm 2016, anh quyết định giúp đỡ những anh em thợ mới vào nghề có thêm cơ hội vừa kiếm tiền vừa học nghề bằng cách tuyển dụng và đào tạo thợ, “khởi động” với số lượng vừa sức là 3 – 4 anh em.
Anh nhận thấy mình nhận được sự ủng hộ và tin tưởng của Anh Em Thợ trong khu vực vì mình cũng là Thợ ra kinh doanh.
PVV: Khởi nghiệp là lựa chọn hấp dẫn nhưng cũng đầy rủi ro. Anh có thể chia sẻ quá trình anh đã phát triển cửa hàng Điện máy Nam Hòe như thế nào để vượt qua được giai đoạn khởi nghiệp này không?
Ban đầu, anh lựa chọn theo hướng phục vụ người tiêu dùng. Tuy nhiên anh nhận thấy, mỗi hộ gia đình trong khu vực với nhu cầu sử dụng tối đa 3 máy điều hòa, một mình anh tiếp cận được 40 – 50 hộ. Vậy anh chỉ có thể bán được tối đa 150 máy điều hòa cho một làng.
Từ đó anh định hướng lại đối tượng người mua hàng của mình, là những thợ khác ở cùng làng và các làng xung quanh. Anh làm một bài toán nhỏ, giả sử mỗi thợ lấy hàng từ anh khoảng 60 máy điều hòa (20 hộ gia đình, mỗi hộ 3 máy), với mối quan hệ của anh có đến 60 – 70 thợ tin tưởng nhập hàng. Nếu tính theo mùa vụ thì trung bình anh sẽ bán độ khoảng 6,000 máy điều hòa.
Quyết định lựa chọn theo hướng đi mới này đã mang đến cho anh một chỗ đứng nhất định trong khu vực. Cho đến năm 2024, danh sách thợ trong tay anh đã lên đến 100 người, và số tự phát có thể đến 130 người.
PVV: Cảm ơn “bí kíp” của anh. Với cách thức kinh doanh này, việc tiêu thụ hàng trăm điều hòa mỗi tháng là việc không khó. Theo anh, sự khác biệt trong phong cách kinh doanh giữa Thợ ra kinh doanh và Sales đơn thuần sẽ nằm ở đâu?
Đối với anh, Thợ ra kinh doanh khác với người Sales thuần ở chỗ: Anh Em Thợ là những người đã được đào tạo về chuyên môn kỹ thuật, có những sự va chạm nhất định nên khi tư vấn và giải đáp cho khách hàng sẽ giúp họ cảm thấy an tâm về những thông tin mình cung cấp.
Vì vậy, anh thấy tự hào khi được học và phát triển nghề mình đã chọn ổn định cho đến thời điểm hiện tại.
PVV: Đại diện Gree, em cảm ơn Anh Nam đã có những chia sẻ rất thiết thực. Chúc anh thật nhiều sức khỏe và Điện máy Nam Hòe ngày càng phát triển. Mong anh sẽ gắn bó lâu dài cùng Gree, cùng Cộng đồng của chúng ta để tiếp tục truyền lửa cho Anh Em làm nghề.
Ban Truyền Thông Gree Việt Nam.
© Copyright 2024 GREE. All Rights Reserved